Trường Đại Học Cộng Sản Phương Đông tại Liên Xô
Trường còn có một cách gọi khác là
Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva
Tên gọi tắt là
Trường Đại Học Phương Đông
Mặc dầu đang phải đương đầu với những khó khăn dồn dập trong nước và ngoài nước, nước Nga cách mạng vẫn không hề một phút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc ấy, những dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng tấm gương cách mạng anh dũng và thắng lợi . Việc làm đầu tiên là thành lập Trường đại học phương Đông... (trích trang 130 quyển Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp) và ... Giữa Moskva, anh Nguyễn ngày càng phát hiện thêm nhiều điều mới lạ và bổ ích. Ngày 21-4-1924, trường Đại Học Cộng Sản của những người lao đông Phương Đông, gọi tắt là Trường Đại Học Phương Đông, mời anh đến dự lễ kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập trường... (trích trong quyển Bác Hồ Trên Đất Nước Lê Nin, trang 100-101).
Hình Nguyễn Ái Quốc khi ở nước Nga
Đại Học Cộng Sản Lao Động Phương Đông (viết tắt là KYTB trong tiếng Nga), tiếng Anh là Communist University of the Toilers of the East, tiếng Pháp là Université Communiste des Travailleurs de l' Orient.
Trường Đại Học Cộng Sản Lao Động Phương Đông giảng dạy công tác vận động đấu tranh giai cấp .
Cán bộ tuyên truyền giữ vai trò chủ động thực hiện công tác tuyên truyền. Đảng Cộng Sản đặt nặng việc đào tạo, thành lập đội ngũ cán bộ. Từ chủ trương đó, xuất phát nhu cầu tổ chức, xây dựng cơ sở và trang bị, nghiền ngẫm phương pháp dạy cùng sinh hoạt học tập, nghiên cứu và soạn chương trình. Tất cả những việc nói trên nằm trong sách lược chủ yếu của đảng Cộng Sản là đào tạo cán bộ tuyên truyền đến quần chúng nhân dân yêu nước
Trường Đại Học Phương Đông (Đại Học Cộng Sản Lao Động Phương Đông)
Nguyên do thành lập trường là trong các năm 1904, 1905 ở bên Nga, dân chúng muốn lật đổ Nga Hoàng Nicholas Đệ Nhị mà không thành, các lãnh tụ cách mạng đều bị bắt, bị chế độ Nga Hoàng đày đi vùng băng giá xa xôi (vùng Xiberi) hoặc bị giết chết, một số chạy thoát sống đời lưu vong nước ngoài chờ thời cơ mới. Trong số lưu vong này có các nhân vật như Lenin, Trosky, Gorky, Bogdanov, Bubnov, Lunacharski... Các nhà cách mạng Nga này đã rút tỉa các lý do thất bại trong việc lật đổ Nga Hoàng là: Giai cấp lao động thiếu kiến thức về đào tạo, không có kinh nghiệm thực tiễn vận động quần chúng đi theo cách mạng, cần phải có cán bộ lãnh đạo và tổ chức các phong trào lao động đấu tranh... Và vì vậy cần phải có các cơ sở đào tạo (và thực tập) cán bộ lãnh đạo và đó là lý do mà các cơ sở đào tạo cán bộ ra đời.
Lúc đầu do không thể lập các trường này ở bên Nga vì còn chế độ Sa Hoàng và do đó các cơ sở đào tạo cán bộ ở Capri-Ý (tháng 8-1909), ở Bologna-Ý (tháng 11-1910), trường đảng ở Longjumeau-Pháp (tháng 6-1911) ra đời. Sau khi Cách mạng tháng 10 thành công thì nhóm Bolshevik tổ chức ngay tại nước Nga một loạt trường mới của đảng như Trường Đại Học Cộng Sản Sverdlov (năm 1919), Học Viện Giáo Sư Đỏ (ngày 11 tháng 2-1921), Hàn Lâm Viện Cộng Sản (biến cải từ Hàn Lâm Viện Khoa Học của chế độ Sa Hoàng)... Những trường này, tiếp tục từ các kinh nghiệm đạt được ở các cơ sở đào tạo trước nay huấn luyện ngắn hạn cho các cán bộ lãnh đạo hoạt động bí mật ở nước ngoài . Nguồn tài chánh và chương trình đào tạo đều do Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Nga đài thọ.
Trường đại học Phương Đông - Trường đại học Cộng sản của những người lao động - Trường thành lập tại Mátxcơva (Liên Xô) năm 1921, theo quyết định của Quốc tế Cộng sản, nhằm mục đích đào tạo cán bộ cách mạng trước hết cho các nước phương Đông thuộc Liên Xô và các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Tại đây, các học viên được trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng. Trong thời gian học tập, học viên phải nắm vững các môn quan trọng như chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị, lịch sử phong trào công nhân quốc tế, lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, v.v..
Trong gần 20 năm tồn tại, Trường đại học Phương Đông đã đào tạo cho các nước phương Đông hàng ngàn cán bộ, trong đó có những người sau này đã trở thành cán bộ lãnh đạo có uy tín của các Đảng Cộng sản ở các nước.
Quan tâm sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc và vấn đề đào tạo cán bộ cách mạng cho các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài báo để cổ vũ, giới thiệu Trường đại học Phương Đông. Sau khi về hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và cử nhiều cán bộ Việt Nam và một số nước khác ở châu á sang học tại Trường đại học Phương Đông.
Thị
thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16-6-1923, của đại
diện Liên Bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin, Đức cấp cho Cheng Vang
(Nguyễn Ái Quốc), tiếng Nga, Pháp
Thẻ
đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V
Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Mat-xcơ-va, Nga, 1924
Trong số những cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Trường đại học Phương Đông, nhiều đồng chí sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, v.v..
Trường Đại Học Cộng Sản Sverdlov.
Thập niên 1920 thì thế giới có các biến chuyển như: Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc sau này) thành lập, Tòa án Quốc Tế ra đời, Lenin sáng lập Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế hình thành... Và vì hình thành Đệ Tam Quốc Tế mà nước Nga (qua Lenin, Stalin...)
Trường Đại Học Phương Đông được thành lập vào tháng 4-1921 có trụ sở chính tại Moskva và tại Baku (Azerbaijan), tại Irkutsk và Tashkent (Uzbekistan)
Vì có các học viên từ nhiều nước nhiều vùng khác nhau trên thế giới nên trường Trường Đại Học Cộng Sản Phương Đông đã thay đổi các giáo trình đào tạo khác nhau. Học viên từ vùng Đông Dương thì giáo trình giảng dạy như sau:
- Lịch sử đại cương của những cường quốc trên thế giới.
- Kinh tế - Chính trị học.
- Phong trào nghiệp đoàn.
- Lịch sử Đảng Cộng Sản Nga.
- Tiếng Nga.
- Tình hình và nhiệm vụ của đảng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương và chính sách của đế quốc Pháp.
- Đảng phái.
- Công đoàn, các tổ chức quần chúng.
- Nông nghiệp, các tổ chức nông hội.
- Vấn đề quốc gia.
- Vũ trang chiến đấu và du kích.
- Phong trào phụ nữ.
- Chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Đông Dương.
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của lý luận Marxism-Leninism.
- Chuyên chính vô sản.
- Chiến lược và chiến thuật.
- Khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh du kích.
...
Trên đây là các liệt kê vẫn còn chưa đầy đủ về giáo trình giảng dạy tại trường .
Lý do các tài liệu giảng dạy rất hiếm hoi đến ngày nay là vì (từ bản thảo viết tay, bản đánh máy, bản in...) của giáo viên và học viên đều không được phép lưu trữ, phổ biến sau khi tan trường.
Học viên xong khóa đào tạo thì chỉ lưu giữ trong trí nhớ của mình về các điều đã được đào tạo. Đó là điều gây khó khăn cho các học giả hay sử gia muốn truy tìm các tài liệu để hiểu sâu rộng về chương trình giảng dạy kể trên.
Có rất nhiều người Việt Nam từng theo học tại trường Trường Đại Học Cộng Sản Phương Đông này , nhưng nhiều học viên không cho biết tên thật của mình trong suốt thời gian học tại Trường Đại Học Phương Đông (kể cả khi cư trú tại Nga) theo quy tắc của Trường là giữ bí mật tên thật và chỉ dùng bí danh , tuy nhiên nhiều học viên cũng đã lấy ngay tên thật của mình khi học trường này vì đã từng hoạt động đấu tranh công khai trước đây trong và ngoài nước nên thân phận , nhân thân đã nổi tiếng , nhiều người biết đến nên không còn thể dấu tung tích được nữa .
Thư viết bằng tiếng Pháp đề ngày 25 – 6 – 1927 của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi Chi bộ cộng sản Trường đại học cộng sản của những người lao động Phương Đông mang tên Xtalin đề nghị quan tâm, giúp đỡ nhóm sinh viên Việt Nam và giới thiệu, đề cử đồng chí Trần Phú làm bí thư của nhóm: “Theo quyết định của Ban Phương Đông, Ban bí thư latinh của Quốc tế Cộng sản và đại diện Đảng Cộng sản Pháp ở Ban Chấp hành, một nhóm Cộng sản An Nam đã được thành lập với các đồng chí sau đây:
Fon-Shon (Nguyễn Thế Rục)
Jia-o (Bùi Công Trừng)
Min-Khan (Nguyễn Văn Dị tức Bùi Lâm)
Lequy (Trần Phú)
Đồng chí cuối cùng được cử làm bí thư nhóm.
Vì các đồng chí đó đều là sinh viên trường các đồng chí và để cho họ có thể học cách làm việc, chúng tôi yêu cầu chi bộ đồng chí chỉ định một hay hai đồng chí chăm lo việc giáo dục cộng sản cho nhóm đó, để đào tạo các đồng chí đó theo sinh hoạt của Đảng”, dưới cùng là chữ ký của đại diện Ban bí thư latinh của Quốc tế Cộng sản và Đại biểu An Nam : Nguyễn Ái Quốc (bằng tiếng Nga).
Thư
của đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đề ngày 25 – 6 – 1927
gửi Chi bộ cộng sản Trường đại học cộng sản mang tên Xtalin đề nghị quan
tâm, giúp đỡ nhóm sinh viên Việt Nam và giới thiệu, đề cử đồng chí Trần
Phú làm bí thư của nhóm.
Bảng
“Thống kê học sinh Việt Nam ở trường Lao động Phương Đông (E. U. T. S)
của Quốc tế Cộng sản” của chính quyền thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông
Dương.
Văn khố Quốc gia Pháp có lưu trữ danh sách các học viên người Việt học tại trường Trường Đại Học Phương Đông này như sau :
1. Bùi Công Trừng.
2. Bùi Đồng.
3. Bùi Văn Bốn.
4. Bùi Văn Thủ.
5. Dương Bạch Mai.
6. Đặng Bá Thiệu.
7. Đặng Đình Thọ.
8. Đặng Huy Hải.
9. Đặng Văn Giáo.
10. Đào Như Lâm.
11. Đào Văn Lý.
12. Đỗ Đình Thiện.
13. Hà Huy Tập.
14. hàn Nhuệ.
15. Hoàng Văn Bích.
16. Hoàng Duy Cự.
17. Hoàng Đình Giong.
18. Hoàng Quang Giụ.
19. Hoàng Ngọc Hải.
20. Lê Phan Châu.
21. Lê Huy Doãn.
22. Lê Thị Giêu.
23. Lê Văn Hoàn.
24. Lê Văn Kiệt.
25. Lê Văn Minh.
26. Lê Phước Tự.
27. Liêu Sanh Trân.
28. Ngô Văn Khích.
29. Ngô Văn Minh.
30. Ngô Văn Tám.
31 Ngô Đức Trì.
32. Nguyễn Huy Bốn.
33. Nguyễn Hữu Căn.
34. Nguyễn Văn Chức.
35. Nguyễn Văn Dương.
36. Nguyễn Văn Dựt.
37. Nguyễn Văn Điền.
38 Nguyễn Văn Đị.
39. Nguyễn Văn Định.
40. Nguyễn Hữu Đường.
41. Nguyễn Văn Gị.
42. Nguyễn Văn Giản.
43. Nguyễn Chi Giậu.
44. Nguyễn Bá Huỳnh.
45. Nguyễn Thị Khai (tức Minh Khai).
46. Nguyễn Văn Nêm.
47. Nguyễn Văn Như.
48. Nguyễn Văn Phải.
49. Nguyễn Văn Phòng.
50. Nguyễn Ái Quốc.
51. Nguyễn thế rục.
52. Nguyễn Văn Tạo.
53. Nguyễn Thế Thạch.
54. Nguyễn Trí thức.
55. Nguyễn Văn Tiến.
56. Nguyễn Đình Tịnh.
57. Nguyễn Khánh Toàn.
58. Nguyên Văn Trân.
59. Nguyễn Văn Trọng.
60. Nguyễn Văn Tư.
61. Nguyễn Vĩ.
62. Nguyễn Thế Vinh.
63. Phạm Văn Hậu.
64. Phan Đắt Thiệm.
65. Phan Đức.
66. Phan Tử Nghĩa.
67. Tống Văn Hên.
68. Trần Thiện Bản.
69. Trần Văn Bửu.
70. Trần Ngọc Danh.
71. Trần Văn điền.
72. Trần Văn Đông.
73. Trần Văn Giàu.
74. Trần Vinh Hiển.
75. Trần Phạm Hổ.
76. Trần Văn Lắm.
77. Trần Đình Long.
78. Trần quốc Mại.
79. Trần Văn Minh.
80. Trần Phú.
81. Trần Thanh Phụng.
82. Trần Văn Quan.
83. Trần Thị Trắc.
84. Trần Thiện Tường.
85. Trần Chín.
86. Võ Thành Cứ.
87. Võ Văn Toàn.
88. Vũ Văn Nghệ.
Ngoài đồng chí Trần Phú Tổng Bí Thư cũng học trường này . sau khi hoàn thành khóa học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô), đồng chí Trần Phú nhận Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, trở về nước hoạt động và sự giới thiệu của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sau khi về nước, đồng chí Trần Phú nhận nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng bản Luận cương, đồng chí đã đi khảo sát một số địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai (Quảng Ninh),... Chuyến khảo sát đó giúp đồng chí hiểu rõ hơn về tình hình công nhân, nông dân; về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đảng, về tinh thần và thái độ cách mạng của các giai tầng trong xã hội.
Tháng 7-1930, kết thúc chuyến khảo sát, đồng chí Trần Phú về ở tại một ngôi nhà ở phố Giăng Xôle (Jean Soler), nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Chính tại đây, trong căn buồng nhỏ, lấy tấm phản gỗ làm bàn viết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình thực tiễn, soi rọi bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng chí Trần Phú đã viết ra Luận cương chính trị nổi tiếng của Đảng.
- Chúng ta còn thấy đồng chí Hà Huy Tập Tổng Bí Thư cũng học tại đây , ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang . Trong thời gian này ông đã soạn thảo "Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương" và "Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản ở Đông Dương". Tháng 4 năm 1933, ông tốt nghiệp khóa học và trở về Việt Nam. Trên đường về ông bị Pháp bắt và bị trục xuất sang Bỉ , sau đó trở về Trung Quốc, được Quốc tế Cộng sản chỉ định tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương , Tháng 3 năm 1935 , tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Đồng chí Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại , sau này ông nhận chức vụ Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản , Ông là người trực tiếp chỉ đạo các báo L'Avant garde (Tiền phong) (1937), Dân chúng (1938) của Đảng dưới danh nghĩa "cơ quan lao động và dân chúng" ở Nam Bộ . Sau này khi bị giặc Pháp bắt và xử bắn , ông có nói câu nói nổi tiếng nói lên chí khí bất khuất của người chiến sĩ Cộng Sản “"Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động".
- Tại trường Đại Học Cộng Sản Phương Đông có tên Lê Huy Doãn chính là tên đồng chí Lê Hồng Phong Tổng Bí Thư thứ 2 cũng học trường này , năm 1928, ông theo học tại đây , sau khi tốt nghiệp, ông tham gia Hồng quân Liên Xô , Tháng 3 năm 1935 , tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao , ông được bầu làm Tổng Bí Thư. Tháng 7 tháng 1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Đại hội công nhận Đảng là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản và bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản . Cuộc đời ông luôn hướng đến sự tranh đấu giành tự do cho đất nước , Ngày 6 tháng 9 năm 1942 , ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh lần thứ 41 của mình .
- Ngoài ra còn có đồng chí Trần Văn Giàu cũng học tại nơi đây , giai đoạn này ở Liên Xô ông đã viết một cuốn sách nhỏ nhan đề là "Kỷ niệm đỏ Nghệ An" nghiên cứu chiến thuật hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào cuối những năm 1932 ông trở về Việt Nam hoạt động , sau này là Bí Thư Xứ Uỷ Nam Kỳ , Chủ tịch ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ , ông là người lãnh đạo nhân dân miền Nam khởi nghĩa nam kỳ thành công
- Ngoài ra Trường còn có các đồng chí khác như đồng chí Nguyễn Thị Khai ( theo tài liệu của Pháp ) tức Nguyễn Thị Minh Khai , Nữ chiến sĩ Cách mạng ưu tú của Đảng .
- Tại trường Đại học Đông Phương , tên Trần Vinh Hiển tức đồng chí Trần Văn Hiển , nguyên Đảng Viên Đảng Cộng Sản Pháp , sau này ông về nước làm báo cùng Nguyễn Văn Tạo , Nguyễn Văn Trân , Dương Bạch Mai , ông hoạt động sát cánh cùng Tổng Bí Thư Trần Phú cũng như Tổng Bí Thư Hà Huy Tập , Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong , làm việc xuất bản nhiều tờ báo lớn tại miền Nam , đồng chí từng bị Thực dân Pháp bắt , chịu cảnh tù đày cùng ông Nguyễn Văn Tạo , sau này đồng chí là Xứ ủy Nam Kỳ - Uỷ viên Mặt Trận Kháng Chiến Nam Bộ , nguyên Chủ Tịch UBND Tỉnh Tiền Giang đầu tiên .
- Đồng chí Dương Bạch Mai nhà báo , nhà cách mạng lỗi lạc , ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp , ông cùng hoạt động với Trần Văn Giàu , Nguyễn Văn Trân , Nguyễn Văn Tạo , Trần Văn Hiển … vv .. và cũng như nhiều đồng chí khác ông học Trường Đại học Đông Phương , ông học cùng khóa với Tổng Bí Thư Trần Phú , Hà Huy Tập , Lê Hồng Phong ông từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt ông và đày đi Côn Đảo với Bùi Văn Thủ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn An Ninh … Sau này ông là uỷ viên thường vụ quốc hội , đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 và 2.
- Đồng chí Nguyễn Văn Trọng tức Ba Trọng , cũng học tại trường Trường Đại học Đông Phương , sau này về nước hoạt động và trong những ngày đầu kháng chiến chống Thực dân Pháp , ông là Bí Thư Tỉnh Uỷ Tỉnh Tiền Giang , Bí Thư Uỷ Ban mặt trận kháng chiến Tỉnh Tiền Giang , đồng chí nguyên Uỷ viên Uỷ Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ
- Đồng chí Nguyễn Văn Tạo cũng học trường Đại Học Cộng Sản Phương Đông này , về nước làm báo tranh đấu , ông từng làm báo Lao Nông, sau đổi là Vô sản, tham gia viết bài cho báo L'Humanité của Đảng Cộng sản Pháp , ông từng viết cuốn sách Mặt trận Bình dân Pháp với nguyện vọng của quần chúng Đông Dương, xuất bản tháng 6 năm 1936. Sau đó ông tham gia tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội và có chân trong Ủy ban hành động , thời gian này ông và đồng chí Trần Văn Hiển bị Thực dân Pháp bắt vì làm Cách mạng . Năm 1945 ông tham gia lãnh đạo Cách mạng tại miền Nam , sau này ông giữ chức Bộ Trưởng Bộ Lao Động , Trưởng Ban Thống nhất Quốc hội , Đại Biểu Quốc Hội khóa 2,3
- Đồng chí Nguyễn Văn Trân , nguyên Uỷ viên Uỷ Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ , Chủ tịch Tỉnh Chợ Lớn , thời gian theo học tại Trường Đại Học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Mátx-cơ-va cùng khóa với nhiều tên tuổi của Cách mạng Việt Nam như các đồng chí Nguyễn Thế Rục, Bùi Công Trừng, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Dương Bạch Mai, Trần Đình Long, Bùi Ái. đồng chí vừa làm báo vừa hoạt động trực tiếp bên ngoài , đồng chí hoạt động bên cạnh Nguyễn An Ninh , Bí Thư Xứ Uỷ Nam Kỳ Trần Văn Giàu , Ung Văn Khiêm … và đồng chí chính là người đã thu phục lực lượng Bình Xuyên sau này
- Ngoài ra còn thấy đồng chí Nguyễn Vĩ tức tướng Phùng Chí Kiên cũng học ở trường này , Từ năm 1933 đến năm 1934, ông học tại Trường Đại học Phương Đông ở Moskva , ông tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và xuất bản báo Đồng thanh Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, ông được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn , cũng trong năm này ông đã anh dũng hy sinh
- Tiếp theo còn có Trần Đình Long nhà báo cách mạng làm báo tại miền Bắc , năm 40 bị bắt cùng Trần Huy Liệu bị đi đày ở Sơn La , sau này hy sinh sớm vào năm 1945
- Đồng chí Tống Văn Hên , Uỷ viên Uỷ Ban Hành Chánh Kháng Chiến Tỉnh Chợ Lớn , Chủ tịch Ủy Ban Kháng Chiến Huyện Cần Đước , đồng chí ngã xuống hy sinh anh dũng 1946 khi chống thực dân Pháp
- Đồng chí Lê Văn Kiệt , còn gọi là Remi tức đồng chí Trần Văn Kiệt , tên khác là Lê Minh sinh 1912, tại Vĩnh Long từ năm 1930 sống tại Pháp, 1931 vào ĐCS Pháp, học Đại học Phương Đông . năm 1933 về Việt Nam làm báo , trong đó có tờ “L’avant garde”, sau này ông là Đại biểu Quốc Hội .
- Đồng chí Nguyễn Văn Dựt sau này làm Ban Hải Ngoại Đông Dương , ban chỉ huy do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư , đồng chí Hà Huy Tập là Uỷ viên phụ trách tuyên huấn kiêm Tổng biên tập Tạp chí bônsêvich , đồng chi Nguyễn Văn Dựt phụ trách công tác kiểm tra , đồng chí cũng là người được cử về Nam kỳ chỉ đạo thành lập xứ ủy Nam Kỳ cho Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong , ông sau này tại miền nam thường hoạt động bên cạnh Bí Thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu
- Đồng chí Phan Tư Nghĩa ( chứ không phải Phan Tử Nghĩa như tư liệu Pháp viết ) - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ năm 1945, đại biểu Quốc hội Việt Nam Khoá 1 , Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đồng chí Bùi Lâm còn có tên là Nguyễn Văn Dị , chứ không phải như tài liệu viết Nguyễn Văn Gị , năm 1925 Bùi Lâm gia nhập Đảng cộng sản Pháp, cuối năm 1927, đồng chí được Đảng cộng sản Pháp cử đến Mátscơva học trường Đại học Phương Đông. Khoảng cuối năm 1929, về Sài Gòn, họat động trong tổ chức An nam cộng sản Đảng trực tiếp phụ trách công đoàn. Khi Đảng cộng sản Đông Dương thành lập, Bùi Lâm được cử làm uỷ viên thường vụ xứ uỷ Nam Kỳ , đồng chí từng bị 5 năm tù khổ sai, đầy đi Côn Đảo , đồng chí từng là đại biểu quốc hội khoá II và được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hoà nhân dân Bungari và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại nước cộng hoà dân chủ Đức (năm 1964)
- Đồng chí Nguyễn Thế Rục xuất thân trong một gia đình địa chủ, được gia đình chu cấp cho sang du học tại Pháp từ năm 1923 , tại Pháp tiếp xúc với phong trào cách mạng Pháp và chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, nên ông đã giác ngộ cách mạng Nga. Năm 1925, ông Rục bỏ học ở Pháp, trốn sang Nga, vào học ở trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva , Ông Nguyễn Thế Rục sau khi học xong ba năm khóa đào tạo ở trường đại học Phương Đông, đã được chuyển sang học tiếp trường Đại học Giáo sư đỏ ở Mátxcơva (trường đào tạo những nhà lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin) sau đó 1 năm ông bỏ học giữa chừng về nước hoạt động , về nước ông cùng góp ý kiến với đồng chí Trần Phú trong bản dự thảo Luận cương chính trị Đảng Cộng sản , sau đó ông cũng mất sớm , do bị lao phổi nặng , ông Nguyễn Thế Rục đã qua đời ngày 23-5-1938
- Đồng chí Hoàng Đình Giong còn có tên gọi là Văn Tư , năm 1927 ông hoạt động tại nước ngoài , 1929 ông tham gia Đảng Cộng Sản Đông Dương , năm 1934 tại Đại hội Đảng tại Ma Cao ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng , thời gian sau này ông bị địch bắt và giam giữ tại nhiều nhà lao trong nước và ngoài nước , ông từng xây dựng căn cứ và là Khu trưởng Khu 9 , sau này ông nhận nhiệm vụ là Khu trưởng Khu 6 , năm 1947 trong một trận đánh quyết liệt chống trả thực dân , ông đã ngã xuống hy sinh
- Đồng chí Bùi Công Trưng học ở trường Đại học Đông Phương Staline cùng với Nguyễn Thế Rục, Trần Phú . Năm 1937, đồng chí cùng với nhà báo Hải Triều làm biên tập tờ báo Dân, tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ , là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III , Thứ trưởng Bộ Kinh tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
- Đồng chí Nguyễn Khánh Toàn , Năm 1929, ông sang học tại Trường Đảng Đại học Đông Phương Liên Xô theo giới thiệu của Đảng Cộng sản Pháp . ông từng nhận học vị tiến sĩ Khoa Sử tại Đại học Phương Đông Liên Xô , ông được Quốc tế Cộng sản giao trọng trách là Phó Ban Đông Dương , ông từng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước , cuộc đời ông có nhiều đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu viết sách và viết báo , đề cương , các nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực như Sử học, Văn học, Triết học , là người chiến sĩ cách mạng có công lớn trong ngành giáo dục đào tạo .
- Đồng chí Đỗ Đình Thiện từng gia nhập Đảng cộng sản Pháp , từng tham gia Việt Minh , tháp tùng Bác Hồ trong chuyến ngoại giao đầu tiên ở Fontainebleau Pháp. Trong chuyến đi được xem như là thư ký riêng của Chủ Tịch Nước .
- Danh sách này được một người tìm được từ văn khố Pháp và đăng trên mạng internet , tác giả đã coppy lại và ra sức tìm hiểu về danh sách này để tìm hiểu về những người chiến sĩ cách mạng đầu tiên của nước ta đã học tại trường này như thế nào , ngoài việc tìm được một số ít danh tính ít ỏi , đa phần từ báo chí , và trên mạng , ngoài
ra còn nhiều đồng chí khác , có thể trong công cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc đã hy sinh anh dũng , nhưng tuy nhiên tìm kiếm tư liệu lịch sử , tiểu
sử rất khó khăn nên đến nay vẫn không thể tìm hết , mong gia đình của các đồng chí lượng thứ , bài viết này không việc gì khác là vinh danh những người chiến sĩ cách mạng đã sống , chiến đấu , hy sinh một cách anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc .
Nguyên Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét